Nguồn Gốc, Ý Nghĩa Của Đá Cẩm Thạch Tự Nhiên Khai Thác Tại Myanmar

Nguồn gốc, ý nghĩa của đá cẩm thạch tự nhiên khai thác tại Myanmar

Trong bài viết này, GMT JADE chia sẻ với quý độc giả về nguồn gốc, ý nghĩa của đá cẩm thạch tự nhiên được khai thác trực tiếp tại Myanmar. Nhờ đó, bạn sẽ tự tin hơn trong việc lựa chọn và sử trang sức cẩm thạch mang thương hiệu GMT JADE.

Mỗi loại đá quý đều có nguồn gốc, ý nghĩa riêng, bài viết này chia sẻ những trải nghiệm thực tế từ quá trình khai thác đá cẩm thạch tự nhiên tại Myanmar và quá trình sử dụng sản phẩm.

Đá cẩm thạch là một chủng loại thuộc họ hàng nhà ngọc jade, là nhóm khoáng vật Pyroxen giàu nhôm và thành phần khác gồm có Natri, Al, Crom, Magie, Manga, Sắt, Kẽm và nhiều tinh thể Silicat khác. Nó có tên gọi khác là cẩm thạch jadeite hay đá jadeite. Anh chị em than thiết của đá cẩm thạch chính là ngọc bích Nephirte, nhưng là khoáng vật giàu một amphibole giàu magiê.

Nguồn Gốc, Ý Nghĩa Của Đá Cẩm Thạch Tự Nhiên Khai Thác Tại Myanmar

Nguồn gốc về đá cẩm thạch tự nhiên

Từ khắp nơi trên thế giới, từng nền văn minh có niên đại hàng triệu năm đều đã sử dụng ngọc cẩm thạch trong việc trang trí, nội thất, điêu khắc, làm trang sức, chữa bệnh và phong thủy tâm linh.

Cách đây hơn 10000 năm trước, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy rất nhiều món trang sức, đồ dùng dụng cụ, vũ khí được làm từ đá cẩm thạch thô từ nền văn minh cổ đại phương Đông (Trung Quốc, Việt Nam, Miến Điện, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Đông).

Khoảng 900 đến 700 năm trước công nguyên, đá cẩm thạch thô từng là nguyên liệu quan trọng trong ngành công nghiệp trang sức của người Trung Hoa.

Các tài liệu khảo cổ khác cũng chỉ ra, người Trung Hoa đã sử dụng đá cẩm thạch tự nhiên làm trang sức từ rất sớm, họ còn sử dụng đá cẩm thạch Myanmar làm con dấu, ấn ngọc dành cho vua chúa.

Nguồn Gốc, Ý Nghĩa Của Đá Cẩm Thạch Tự Nhiên Khai Thác Tại Myanmar

Đá cẩm thạch thô được coi là viên đá của thiên đường, chúng ẩn chứa năng lượng diệu kỳ và mang đến may mắn, sức khỏe và bảo vệ cho con người trong các nền văn hóa cổ đại khác.

Đế chế Miến Điện, Trung Hoa cổ đại đã sử dụng đá cẩm thạch như lá bùa hộ thân, phương thuốc quý hiếm giúp hồi xuân, ngăn ngừa sự lão hóa.

Vào năm 100 đến 300 sau công nguyên, đá cẩm thạch thô được dùng trong việc điều trị các triệu chứng đau nhức cơ xương khớp, đau bụng, chống viêm nhiễm và hồi phục cơ thể.

Những người Trung Hoa và Myanmar luôn mang theo một viên ngọc cẩm thạch với niềm tin rằng chúng sẽ đem đến hạnh phúc trong tình yêu, may mắn trong công việc, giúp thăng quan tiến chức, tài lộc thịnh vượng.

Heaven Stone là cách người ta gọi đá cẩm thạch với một tâm thế sùng kính, yêu quý như báu vật. Nó có nghĩa là hòn đá của thiên đường, giúp xua đuổi năng lượng tà ma, cải đổi vận khí con người, viên đá hộ mạng giúp con người vượt qua tai kiếp. Nó còn tác động đến cảm xúc của người đối diện như người thân, người yêu, bạn bè, đồng nghiệp. Từ đó, sự chân thành sớm được truyền tải, và mối quan hệ trong cuộc sống trở nên than thiết hơn.

Nguồn Gốc, Ý Nghĩa Của Đá Cẩm Thạch Tự Nhiên Khai Thác Tại Myanmar

Nguồn gốc của đá cẩm thạch

Về hóa học, đá cẩm thạch thô là 1 nhánh của nhóm khoáng Pyroxen mà thành phần chủ yếu của nó là jadeite. Cấu trúc không gian của Jadeite khá vững chắc với các pyroxen khác endmembers như augit và DIOPSIDE (endmembers CaMg giàu), aegirin (NaFe endmember), và kosmochlor (NaCr endmember). Đá Jadeite được hình thành trong đá biến chất ở điều kiện áp suất cao và nhiệt độ tương đối thấp. Albit (NaAlSi 3 O 8) là một khoáng vật phổ biến của vỏ Trái đất, và nó có trọng lượng riêng khoảng 2,6, nhỏ hơn nhiều so với ngọc bích Nephrite. Với áp suất ngày càng tăng, albite bị phá vỡ tạo thành tập hợp áp suất cao của jadeite cộng với tinh thể thạch anh. Các khoáng chất liên quan đến jadeit bao gồm: glaucophane, lawsonit, muscovit, aragonit, serpentine và thạch anh. Những tảng đá chứa gần như hoàn toàn bằng jadeite được gọi là đá jadeitite. (Wikipedia).

Do có cấu trúc hạt và sợi siêu nhỏ, được sắp xếp trong các chiều không gian khác nhau nên chúng khá linh hoạt, có thể cắt thành các lát mỏng, chạm khắc tinh xảo hay cắt thành hình cacbochon.

Yếu tố tạo nên màu sắc đặc trưng của đá jadeite là sự xuất hiện của các ion kim loại như crom và sắt. Màu sắc của đá cẩm thạch jadeite khá đa dạng, trải dài từ trắng đến xanh lá cây nhạt đến xanh ngọc bích đậm nhưng cũng có thể là xanh lam (như ngọc “Olmec Blue” mới được phát hiện gần đây), hồng, hoa oải hương và vô số màu quý hiếm khác như huyết đỏ, vàng, đen (mực dục). Chloromelanite là một thành phần giúp đá cẩm thạch có màu xanh lục đậm đến đen. Độ trong của nó thay đổi từ mờ đục đến gần như trong. Các biến thể về màu sắc và độ trong mờ thường được tìm thấy ngay cả trong một mẫu vật duy nhất. (Wikipedia).

Đá Jadeite được khai thác chủ yếu Myanmar cho chất lương tốt nhất và một số nơi như California, Hoa Kỳ, Mianma, New Zealand ; Guatemala ; Itoigawa, Nhật Bản, Kazakhstan, Nga, British Columbia, Canada, Ý và Turkestan.

Nguồn Gốc, Ý Nghĩa Của Đá Cẩm Thạch Tự Nhiên Khai Thác Tại Myanmar

Vẻ đẹp thuần khiết của đá cẩm thạch Myanmar

Ngọc cẩm thạch có màu xanh lá cây nhat đến đậm tự nhiên và sống động, màu trắng tinh khôi, nhẹ nhàng và mềm mại, màu vàng tươi trẻ và rực rỡ; màu tím nhạt cho đến tím tử lan, hoa oải hương quyến rũ. Ngoài ra, nó còn có màu nâu, cam, đen, hồng, đỏ thường từ hồng rất nhạt kiểu không màu đến hồng đậm hoặc hơi tối (giống thạch anh) tím).

Màu xanh đại diện của thiên nhiên và núi rừng, mang đếnsự sống, sự phát triển sự tự do và sự tái sinh, tươi mát. Nó còn là màu sắc của nghệ thuật, giúp giảm bớt căng thẳng và loại bỏ những tính khí nóng nảy thô lỗ của con người.

Phiến đá thô lớn sẽ có màu xanh lục đậm cho tới nhạt tùy từng khu vực, viên nhỏ hơn sẽ cho màu xanh lục nhạt, xanh vàng cho tới vàng nhạt. Những viên đá thô nhỏ mà có màu xanh lục hài hòa gần giống như màu xanh lục bảo thường khó tìm và giá trị rất cao.

Ngọc cẩm thạch ở Việt Nam

Ở Việt Nam không có ngọc cẩm thạch, mà chủ yếu do nhập khẩu từ Myanmar, Trung Quốc, Hồng Kông. Chính vì vậy mà giá thành của chúng thường cao và đôi khi xuất hiện hàng nhái, hàng giả.

Hơn nữa, ngọc cẩm thạch có màu sắc bắt mắt thường chủ yếu được sử dụng trong nghệ thuật điêu khắc, hoặc làm vòng tay cẩm thạch, chuỗi hạt cẩm thạch, mặt dây chuyền cẩm thạch, mặt nhẫn cẩm thạch trong ngành trang sức.

Màu sắc của đá cẩm thạch có nhiều chủng loại và cấp độ, từ nhạt đến đậm, từ trắng tới xanh đậm. Nhưng giá trị nhất phải kể đến màu xanh lục bảo, những màu xanh lục khác, tiếp theo là các sắc thái của màu tím, trắng, huyết, vàng, hồng, cam

Shopping Cart
error: Nội dung này được bảo mật toàn diện!